9 lượt xem
Ngày nay, bếp từ là sự lựa chọn hàng đầu của mỗi gia đình, bởi sản phẩm không những đem lại sự an toàn mà vẻ đẹp của bếp còn được đề cao một cách mỹ mãn. Thật khó dòng bếp nào có thể đem đến được nét thẩm mỹ hiện đại cho không gian nội thất nhà bếp như dòng bếp từ này.
Tin tưởng và tin dùng là vậy, nhưng bên cạnh đó, có một số khách hàng thường phàn nàn rằng họ không thể sử dụng được bếp từ như mong muốn, hay bếp từ không hoạt động, bếp từ tự tắt khi đang nấu, nút cảm ứng không hoạt động được… Vậy thì hãy cùng Siêu Thị Long Bình điểm danh những lý do mà bếp từ không hoạt động được và cách khắc phục những lỗi thường gặp ở bếp từ nhé!
Bếp từ không hoạt động được và cách khắc phục những lỗi thường gặp ở bếp từ
Nguyên nhân tình trạng bếp tự ngắt khi đang đun là do:
Bếp đun bị quá nhiệt ở mức công suất cao liên tục trong thời gian dài (trên 2 tiếng) khi đó bếp sẽ tự động tắt để đảm bảo độ bền cho bếp. Hoặc một lý do khác là mặt bếp trong quá trình đun bị dính chất lỏng phủ lên mặt bếp.
Với lỗi này, tắt bếp một lúc để nhiệt độ không bị quá nóng, thời gian nghỉ bếp từ 20 – 30 phút, để bếp tản hết nhiệt nóng ra ngoài rồi mới cho bếp hoạt động lại. Ngoài ra, bạn cần kiểm tra và vệ sinh mặt bếp sạch sẽ khỏi các chất lỏng dính trên, rồi bếp lại hoạt động bình thường.
Vệ sinh nồi thường xuyên là điều cần thiết nếu không muốn bếp từ không hoạt động
Nếu nút cảm ứng không bật tắt hay điều khiển được thì chỉ có lý do là bám bẩn hay chất lỏng dính tràn trên bề mặt hệ thống cảm ứng mà thôi. Hãy kiểm tra lại nhé! Bạn nên vệ sinh bếp thường xuyên và lau tay khô trước khi điều khiển.
Tham khảo thêm: Nguyên nhân cách khắc phục bếp từ bị nứt.
Lau chùi vệ sinh sạch sẽ thường xuyên để bếp từ được hoạt động “trôi chảy”
Kiểm tra chức năng khóa trẻ em nhé
Có một số dòng bếp có khóa an toàn, nhờ chức năng này, mà khi kích hoạt bếp sẽ vô hiệu hóa toàn bộ bàn phím, dù người dùng nhấn vào bất cứ phím nào trên bảng điều khiển thì cũng không làm bếp hoạt động. Hãy kiểm tra lại nhé!
Có một hạn chế của bếp từ chính là không thể nấu được tất cả các nồi, mà chỉ nấu được nồi/chảo có đế nhiễm từ. Vì vậy, nếu nhiệt không vào nồi thì đầu tiên hãy kiểm tra lại lại xem nồi nấu bạn đang dùng có phải là nồi nấu chuyên dụng cho bếp từ chưa nhé!
Đối với loại nồi không có đáy nhiễm từ, đường kính đáy không nằm trong khoảng từ 10 đến 26 cm, đáy không bằng phẳng thì khi đặt lên bếp từ, bếp sẽ không làm nóng được.
Lời khuyên: Bạn hãy lựa chọn loại nồi có thất liệu dẫn từ và đáy nồi kích thước tương ứng với vòng đun của bếp. Thay thế nồi cũ bằng loại nồi có đáy nhiễm từ, đường kính từ 10 – 26 cm, đáy phẳng, dày, không lồi lõm.
Bạn có thể tham khảo bài viết “Bếp từ nên dùng nồi gì?”
Đáy nồi 5 lớp dày dặn, dẫn nhiệt tốt và giữ nhiệt lâu
Tình trạng có tiếng kêu lạ khi bật bếp từ (ví dụ như bếp từ kêu tạch tạch) là do:
Đáy nồi đun trên bếp quá mỏng, hoặc sử dụng loại nồi không tương thích với bếp từ.
Bạn hãy chú ý sử dụng loại nồi đúng tiêu chuẩn với bếp và có thể hạ nhiệt độ với những nồi có đáy mỏng để khắc phục.
Đây là lỗi khi các vùng nấu của bếp có xu hướng giảm nhiệt khi nồi nấu đang lên nhiệt độ cao. Điều này có thể mang lại cho bạn sự yên tâm thực sự, vì đây chính là chức năng an toàn của bếp. Loại bếp từ này có khả năng tự điều chỉnh phù hợp để chống lại sự vượt quá công suất quá tải khi đang nấu trên nhiều vùng cùng một lúc, và điều này đã gây nên tình trạng tất cả cùng giảm nhiệt.
Với lỗi này, bạn nên hạ nhiệt sử dụng ở các vùng đồng đều tránh quá tải vượt mức cho phép.
Khi thấy bếp từ không hoạt động, bạn hãy kiểm tra bếp từ bằng các nguyên nhân và khắc phục đã nêu trong bài viết. Nếu bếp vẫn không hoạt động, hãy gọi cho đơn vị bảo hành để kịp thời sửa chữa bếp từ.
Bình luận trên Facebook