18 lượt xem
Dùng bình nóng lạnh trở lên phổ biến trong các gia đình bởi sự tiện lợi và cũng vì thời tiết khắc nghiệt của nước ta. Có lẽ vậy, đôi khi nhiều người trong chúng ta mắc phải những sai lầm trong quá trình sử dụng. Tưởng vô hại mà lại vô cùng nguy hiểm.
Thông thường trong thiết kế của vỏ bình nước nóng đều có một đầu dây để chờ tiếp đất (dây mát). Nhiệm vụ của dây này để triệt tiêu dòng điện khi có hiện tượng rò điện. Bình bị rò điện thì khi người dùng tắm sẽ bị điện giật, rất nguy hiểm.
Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn không nên bỏ qua bất kỳ chi tiết nào dù là nhỏ nhất. Nếu hệ thống không có sẵn dây, cọc tiếp đất thì bạn nên trang bị một cầu dao chống rò điện.
Đa số bình nước nóng được trang bị rơ le ngắt điện, bộ chống giật. Nên người sử dụng thường chủ quan không ngắt điện bình nước nóng lúc tắm. Nhưng, điều này là nguy hiểm, vì vẫn có thể có nguy cơ rò điện vào nước trong bình.
Cơ chế làm nóng nước của bình nóng lạnh là dùng điện đun nóng nước thông qua thanh điện trở. Do đó người dùng có thể bị điện giật do tiếp xúc trực tiếp với nước. Theo lý thuyết, nước tinh khiết không dẫn điện, nhưng trong nước sinh hoạt có nhiều tạp chất pha lẫn. Thường là các muối, tạo ra các ion tự do trong dung dịch nước, có thể dẫn điện.
Do đó, bạn hãy tắt nguồn điện vào bình để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì trước khi tắm.
Việc này ngoài việc làm tốn tiền điện mà còn giảm tuổi thọ của bình. Bạn chỉ nên bật bình trước khi dùng 10-20 phút tùy thuộc vào dung tích của bình nước nóng.
Tương tự như rơ le nhiệt độ ở nồi cơm điện, bàn là hay tủ lạnh, rơ le nhiệt độ ở bình nóng lạnh cũng có tác dụng tự ngắt khi nhiệt độ đủ cao và tự bật nếu nhiệt độ quá thấp. Do đó, việc cắm điện liên tục làm dây dẫn, dây mayso… hoạt động quá tải dẫn tới có thể bị hỏng do gây ra rò điện.
Nên tắt bình nước nóng khi không sử dụng.
Bình nước nóng sẽ không thể hoạt động hiệu quả như lúc mới sau một thời gian hoạt động. Việc rò điện có thể rò vào nước có thể xảy ra mà bạn không thể biết trước. Bên cạnh đó, bình có thể trục trặc hoặc hỏng bất ngờ vì vậy bạn nên kiểm tra bình nước nóng thường xuyên bằng cách dùng bút thử điện.
Sau một thời gian không sử dụng bình nước nóng thì bạn nên kiểm tra đường nước, đường dây điện, vòi sen cẩn thận trước khi dùng.
Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường như tiếng động bất thường, đèn báo không sáng…, bạn cần dừng ngay sử dụng và gọi thợ kiểm tra. Tuyệt đối tránh tự sửa chữa, dẫn tới trường hợp không an toàn cho gia đình.
Nguồn nước nhà bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thanh magie – vốn có tác dụng ngăn axit ăn mòn thành bình, chống cặn oxi hóa. Nếu nguồn nước cung cấp có nhiều cặn bẩn hoặc chất sắt, bạn nên thay và bảo dưỡng thanh magie thường xuyên.
Để tránh hiện tượng tắc, gây gỉ sét vỏ bình và rò điện, nếu nước nhà bạn nhiễm sắt, phèn, thường vẩn đục thì mở bình ra kiểm tra, thau hút cặn, súc rửa bình và bộ lọc, kiểm tra độ khít của các van sau một tháng bắt đầu sử dụng bình. Nếu nước bình thường thì nên kiểm tra sau 2-3 tháng. Sau đó, khoảng cách thời gian kiểm tra bình có thể kéo dài hơn.
Ngoài ra, trước khi bật bình, bạn cũng cần kiểm tra kỹ xem bồn nhà mình còn nước không. Bật bình mà không có nước để đun nóng sẽ rất tốn điện và gây hại cho bình.
Bình luận trên Facebook