5 lượt xem
Do công việc bận rộn, nhằm tiết kiệm thời gian, nhiều gia đình đã cất giữ thực phẩm trong tủ lạnh để dùng dần. Chính là do nhiều người quá tin tưởng vào tủ lạnh, cho rằng cứ để thức ăn vào đó là vi khuẩn sẽ không sống được, lúc nào cần chỉ việc lấy ra ăn.
Theo bác sỹ Lê Thị Hải, Trung tâm khám dinh dưỡng – Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết: thực tế không như vậy. Nhiệt độ trong ngăn đông (khoảng -10˚C). Điều này có thể kìm hãm được đa số các loại vi khuẩn nhưng không diệt được chúng. Còn với nhiệt độ trong ngăn mát khoảng 0,5 – 5˚C, vi khuẩn chỉ giảm tốc độ sinh sôi. Sau một thời gian nhất định, thức ăn vẫn có thể bị hỏng. Và sau khi đưa ra bên ngoài thì vi khuẩn lại phát triển rất nhanh.
Tủ lạnh là phương tiện bảo quản thực phẩm. Ngăn lạnh chỉ bảo quản thực phẩm ở dạng nguyên liệu (thịt sống, cá sống…).
– Các loại thịt cá và thức ăn chín cần bảo quản lâu ngày phải để vào ngăn kết đông. Nơi có nhiệt độ thấp hơn (-60C…-120C-180C).
– Phần lớn các loại rau quả cà chua …Rau khoai ..Chanh,chuối ..Đu đủ cằn bảo quản dưỡi 6-100C. Phải bảo quản trong túi ny lông chống bay hơi bề mặt, bị khô héo. Làm giảm mùi vị cũng như chất lượng của nó.
– Ngăn dưới của tủ lạnh thường dùng để bảo quản. Cả loại rau hoa quả và thức ăn chín trong thời gian ngắn hơn. Nhiệt độ ở trong các ngăn này chỉ cho phép bảo quản thức ăn từ 1-2 ngày. Đặc biệt là thịt cá cùng những thực phẩm chế biến từ thịt cá. Vì ở nhiệt độ >00C các thức ăn dễ bị phân hủy hoặc lên men.
– Các loại thực phẩm có mùi đặc trưng như pho mát… Bơ… Sữa… Thịt, cá…. Cần được sử dụng trong túi ny lông hoặc hộp có nắp đậy kín rồi mới cho vào tủ.
– Các loại thức ăn mặn, canh, thịt kho cần phải sử dụng trong các hộp có nắp đậy kín mới cho vào tủ lạnh. Vì với các loại thức ăn này nếu không có nắp đậy. Khi mất điện tuyết trong tủ sẽ rơi vào. Đồng thời nhiệt độ sẽ tăng dần lên kín thức ăn sẽ bị thiu. Với thức ăn mặn hơi mặn sẽ bay lên gây hiên tượng ăn mòn tủ lạnh.
– Đối với trẻ em, ăn thức ăn tươi mỗi bữa vẫn là tốt nhất. Cha mẹ có thể mua thức ăn tươi sống cho 2 – 3 ngày. Sơ chế và chia từng suất. Để sẵn trong tủ lạnh và nấu cho trẻ ăn mỗi bữa.
Nếu phải pha sẵn sữa cho trẻ và để trong tủ lạnh thì chỉ nên dùng hết trong vòng 24 giờ. Và bỏ phần sữa đã uống dở. Mỗi bình sữa pha sẵn phải có nắp đậy kín và chỉ đủ dùng cho một cữ bú, đừng pha thừa. Không nên dùng lại sữa đã uống dở vì đã nhiễm khuẩn từ miệng bé… Sữa mẹ vắt ra trong ly hoặc bình kín có thể để trong tủ lạnh 24 – 48 giờ. Trước khi cho trẻ uống thì nhúng vào ly nước ấm để tăng dần nhiệt độ. Không nên đun nóng hoặc dùng lò vi ba sẽ làm hỏng các chất kháng khuẩn có trong sữa. Nếu cần bảo quản sữa mẹ thì để trên ngăn đá. Có thể dùng trong 2 – 6 tháng, tuy nhiên mùi vị không ngon như sữa mới.
– Thực phẩm bến biến sẵn để trong tủ lạnh thì không nên quá 24 giờ. Vì nếu kéo dài khả năng ô nhiễm vi sinh vật và độc tố của chúng sẽ làm mất an toàn khi sử dụng.
– Ngoài ra, để bảo đảm an toàn khi bảo quản thực phẩm đã qua chế biến phải có quy trình bảo quản trong tủ lạnh: để nguội trước khi đi vào tủ lạnh. Chứa đựng bao gói trong những khay, hộp sạch và kín. Chỉ dùng dụng cụ sạch để lấy thực phẩm ra để chế biến….
– Lưu ý, thực phẩm để ngăn đá sau khi rã đông thì nên chế biến hết chứ không cấp đông trở lại. Vì các tinh thể nước tan ra đã làm vỡ màng tế bào và thực phẩm rất dễ hỏng. Trước khi cấp đông nên sơ chế sạch và chia ra từng phần đủ dùng cho một bữa.
Điều đặc biệt quan trọng đó là chúng ta nên thường xuyên vệ sinh tủ lạnh nhằm loại bỏ bớt vi khuẩn trong đó. Nhiệt độ của tủ lạnh cũng phải được duy trì ổn định. Tránh mở cửa liên tục dễ làm hỏng thức ăn. Nên tính toán kỹ việc sắp đặt thức ăn cho thật hợp lý. Chia từng phần để khi lấy ra có thể sử dụng hết trong một lần ăn. Thức ăn nào dùng trước để ở nơi dễ lấy.
Hãy đến với Long Bình Plaza để thỏa sức mua sắm với nhiều mặt hàng tiêu dùng, thiết bị điện tử giá tốt nhất!
Bình luận trên Facebook